Truyền hình thực tế: Khi vui không là...chính
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Truyền hình thực tế: Khi vui không là...chính
Vào đây để comment !!!
Truyền hình thực tế : Khi vui không là... chính!
Tranh cãi về thể loại truyền hình “thực” (Reality TV) từng sôi động trên diễn đàn công luận ở nhiều nước nay đã xuất hiện ở nước ta. Tại sao không tham khảo các lập luận phản đối (hầu như ít có lời biện minh) loại hình giải trí này để khỏi phải đi lại con đường đầy bi hài mà các chương trình này gây ra?
Reality TV là gì?
Truyền hình “thực” là thể loại chương trình không có kịch bản trước, nhân vật là những người bình thường bị đẩy vào các tình huống hài hước, đầy kịch tính hay nguy hiểm để mua vui cho người xem. Mặc dù thể loại này đã có từ lâu, chúng trở nên phổ biến khắp thế giới từ khoảng năm 2000, với nhiều biến thể. Ngoài dạng như chương trình “Vui là chính”, còn có loại người chơi đăng ký tham gia các chương trình mang tính phiêu lưu mạo hiểm đầy bất ngờ. Từ “thực” ở đây có thể gây hiểu nhầm vì phần lớn các chương trình này đều được biên tập, dàn dựng hay thậm chí thuê người chuyên nghiệp đóng “giả nai”.
Một thực tế không thể chối bỏ là thể loại này rất ăn khách. Vì nếu không ai xem, không ai chịu quảng cáo cạnh các chương trình này thì chúng đã bị xếp xó từ lâu. Các nhà tâm lý học cho rằng sự lôi cuốn của loại truyền hình này là do tâm lý của người xem - lúc nào cũng muốn quan sát sự vụng về, thất bại, đau khổ hay sự xấu hổ của người khác theo kiểu “vui trên sự đau khổ của người khác”. Thứ nhất, với người xem, đấy là những con người thật chứ không phải là diễn viên chuyên nghiệp trên các chương trình phim, kịch khác. Thứ hai, đấy cũng là những tình huống có thật ngoài đời và người xem vui mừng vì họ không phải là nạn nhân. Ngay cả những người phản đối cũng tò mò xem cho hết chứ nếu phản ứng đúng cách nhất là tắt ngay chiếc TV thì ít ai làm. Chẳng lạ gì các nhà nghiên cứu từng phát hiện “hạnh phúc” đối với nhiều người được đo lường trên sự so sánh với người khác.
Không thể vui được!
Vì dựa vào tâm lý đó nên các chương trình đua nhau ngày càng nghĩ ra những kịch bản tệ hại hơn trước - trong đó, các yếu tố “hạ nhục”, “gây sợ hãi”, biến người trong cuộc thành kẻ ngờ nghệch, khờ khạo được đặt lên hàng đầu. Con người hay đúng hơn, ứng xử của con người bị biến thành món hàng để thu hút người xem và cùng với nó là các hợp đồng quảng cáo.
Phản đối đầu tiên đối với thể loại này là giả định khán giả sẽ chỉ thấy vui khi có tình huống bi hài, có kịch tính. Vì thế, ứng xử của con người sẽ không còn bình thường, trong tình huống bình thường, lúc đó bản năng của con người không chịu sự ràng buộc của các qui ước xã hội sẽ nổi lên. Hay ho gì khi khơi dậy bản năng - dù đó là bản năng tự vệ hay bản năng hoảng sợ. Con người phải tốn cả ngàn năm để xây dựng nền văn minh ứng xử - nay không lẽ vì đồng tiền quảng cáo, các nhà làm chương trình lại cố tìm cách cho con người trở lại lối ứng xử của thời hồng hoang.
Một khi chương trình được nhiều người xem, khán giả bị tác động và dần dà mất đi sự đồng cảm với những hoàn cảnh lẽ ra phải được giúp đỡ. Nếu chúng ta cười thoải mái khi thấy một người đi đường bị trượt vỏ chuối trên truyền hình, có lẽ chúng ta cũng sẽ cười như thế khi gặp tình huống tương tự ngoài đời - thay vì đến chìa tay nâng người ta lên. Con người này càng xa rời thực tế cuộc sống, mọi chuyện chỉ là vở kịch kéo dài.
Diễn biến kịch bản các chương trình Reality TV cho thấy dần dà các nhân vật sẽ bị biến thành các khuôn mẫu định hình - là nền tảng cho đủ loại định kiến. Ví dụ, chúng ta sẽ thấy người nông dân ngờ nghệch khi lên thành phố; người tàn tật bán vé số bị lừa; trẻ con chuyên đi chọc ghẹo hàng xóm... Cơ sở cho sự suy đoán này là vì các chương trình ở Mỹ chẳng hạn đã đi theo con đường đó: dân gốc châu Á có cặp mắt ti hí đằng sau cặp kính dày cộp; dân da đen dễ nổi nóng, nói nhiều; phụ nữ da trắng có thân hình quá khổ...
Hậu quả khó lường
Thể loại truyền hình “thực” đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện ở nhiều nước. Mặc dù đã ký giấy đồng ý tham gia một chương trình loại này nhưng hai vợ chồng XXX không ngờ cuộc chơi bắt đầu sớm hơn họ nghĩ. Nó không bắt đầu từ phim trường mà ngay khi họ xuống máy bay bước chân vào khách sạn, họ phát hiện một xác chết trong bồn tắm trong căn phòng hãng truyền hình thuê cho họ. Bước xuống tiền sảnh, họ thấy cảnh sát (hay người đóng giả cảnh sát?) đã chờ sẵn, còng tay họ. Một người khác bị nhân viên an ninh sân bay buộc phải nằm trên băng chuyền hành lý chạy qua máy soi X-quang. Tất cả được các camera bí mật ghi hình. Hóa ra, người làm chương trình nghĩ ra loại kịch bản lừa người chơi ngay từ đầu khi họ không nghĩ mình đang tham gia trò chơi.
Một vụ khác kết thúc bi thảm hơn. Cô gái Deleese Williams bị dị tật răng hô, hàm lệch, được một hãng truyền hình “thực” hứa hẹn lo chi phí giải phẫu thẩm mỹ với điều kiện cho họ quay và ghi hình người thân trong nhà chọc quê dị tật của mình. Cô đồng ý nhưng đến gần ngày quay chương trình, nhà sản xuất thấy ý tưởng này không hay nên bỏ. Cô Williams bàng hoàng còn cô em, người từng nói thẳng những suy nghĩ của mình về dị tật của chị gái, sau đó tự vẫn. Hàng loạt vụ xìcăngđan như thế đã làm cho phí bảo hiểm các chương trình Reality TV khỏi các vụ kiện tụng tăng vọt.
“Vui là chính” ở Việt Nam mới là học trò của thể loại truyền hình này. Người dân mình ít thích chuyện kiện tụng - bực mình vì bị quay lén nhưng cũng có người đồng ý cho phát hình sau khi được nghe giải thích. Nhưng một thể loại bị chê trách ở chính những nước khai sinh ra nó thì có nên tiếp tục không?
Giả thử doanh nghiệp - nhà quảng cáo, gián tiếp tài trợ cho loại chương trình này phát triển - tẩy chay nó vì ngại rằng tên tuổi của mình sẽ gán với một chương trình bị chê trách nhiều hơn khen ngợi thì không sớm thì muộn, Reality TV sẽ không có đất đứng ở nước ta.
Truyền hình thực tế : Khi vui không là... chính!
Tranh cãi về thể loại truyền hình “thực” (Reality TV) từng sôi động trên diễn đàn công luận ở nhiều nước nay đã xuất hiện ở nước ta. Tại sao không tham khảo các lập luận phản đối (hầu như ít có lời biện minh) loại hình giải trí này để khỏi phải đi lại con đường đầy bi hài mà các chương trình này gây ra?
Reality TV là gì?
Truyền hình “thực” là thể loại chương trình không có kịch bản trước, nhân vật là những người bình thường bị đẩy vào các tình huống hài hước, đầy kịch tính hay nguy hiểm để mua vui cho người xem. Mặc dù thể loại này đã có từ lâu, chúng trở nên phổ biến khắp thế giới từ khoảng năm 2000, với nhiều biến thể. Ngoài dạng như chương trình “Vui là chính”, còn có loại người chơi đăng ký tham gia các chương trình mang tính phiêu lưu mạo hiểm đầy bất ngờ. Từ “thực” ở đây có thể gây hiểu nhầm vì phần lớn các chương trình này đều được biên tập, dàn dựng hay thậm chí thuê người chuyên nghiệp đóng “giả nai”.
Một thực tế không thể chối bỏ là thể loại này rất ăn khách. Vì nếu không ai xem, không ai chịu quảng cáo cạnh các chương trình này thì chúng đã bị xếp xó từ lâu. Các nhà tâm lý học cho rằng sự lôi cuốn của loại truyền hình này là do tâm lý của người xem - lúc nào cũng muốn quan sát sự vụng về, thất bại, đau khổ hay sự xấu hổ của người khác theo kiểu “vui trên sự đau khổ của người khác”. Thứ nhất, với người xem, đấy là những con người thật chứ không phải là diễn viên chuyên nghiệp trên các chương trình phim, kịch khác. Thứ hai, đấy cũng là những tình huống có thật ngoài đời và người xem vui mừng vì họ không phải là nạn nhân. Ngay cả những người phản đối cũng tò mò xem cho hết chứ nếu phản ứng đúng cách nhất là tắt ngay chiếc TV thì ít ai làm. Chẳng lạ gì các nhà nghiên cứu từng phát hiện “hạnh phúc” đối với nhiều người được đo lường trên sự so sánh với người khác.
Không thể vui được!
Vì dựa vào tâm lý đó nên các chương trình đua nhau ngày càng nghĩ ra những kịch bản tệ hại hơn trước - trong đó, các yếu tố “hạ nhục”, “gây sợ hãi”, biến người trong cuộc thành kẻ ngờ nghệch, khờ khạo được đặt lên hàng đầu. Con người hay đúng hơn, ứng xử của con người bị biến thành món hàng để thu hút người xem và cùng với nó là các hợp đồng quảng cáo.
Phản đối đầu tiên đối với thể loại này là giả định khán giả sẽ chỉ thấy vui khi có tình huống bi hài, có kịch tính. Vì thế, ứng xử của con người sẽ không còn bình thường, trong tình huống bình thường, lúc đó bản năng của con người không chịu sự ràng buộc của các qui ước xã hội sẽ nổi lên. Hay ho gì khi khơi dậy bản năng - dù đó là bản năng tự vệ hay bản năng hoảng sợ. Con người phải tốn cả ngàn năm để xây dựng nền văn minh ứng xử - nay không lẽ vì đồng tiền quảng cáo, các nhà làm chương trình lại cố tìm cách cho con người trở lại lối ứng xử của thời hồng hoang.
Một khi chương trình được nhiều người xem, khán giả bị tác động và dần dà mất đi sự đồng cảm với những hoàn cảnh lẽ ra phải được giúp đỡ. Nếu chúng ta cười thoải mái khi thấy một người đi đường bị trượt vỏ chuối trên truyền hình, có lẽ chúng ta cũng sẽ cười như thế khi gặp tình huống tương tự ngoài đời - thay vì đến chìa tay nâng người ta lên. Con người này càng xa rời thực tế cuộc sống, mọi chuyện chỉ là vở kịch kéo dài.
Diễn biến kịch bản các chương trình Reality TV cho thấy dần dà các nhân vật sẽ bị biến thành các khuôn mẫu định hình - là nền tảng cho đủ loại định kiến. Ví dụ, chúng ta sẽ thấy người nông dân ngờ nghệch khi lên thành phố; người tàn tật bán vé số bị lừa; trẻ con chuyên đi chọc ghẹo hàng xóm... Cơ sở cho sự suy đoán này là vì các chương trình ở Mỹ chẳng hạn đã đi theo con đường đó: dân gốc châu Á có cặp mắt ti hí đằng sau cặp kính dày cộp; dân da đen dễ nổi nóng, nói nhiều; phụ nữ da trắng có thân hình quá khổ...
Hậu quả khó lường
Thể loại truyền hình “thực” đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện ở nhiều nước. Mặc dù đã ký giấy đồng ý tham gia một chương trình loại này nhưng hai vợ chồng XXX không ngờ cuộc chơi bắt đầu sớm hơn họ nghĩ. Nó không bắt đầu từ phim trường mà ngay khi họ xuống máy bay bước chân vào khách sạn, họ phát hiện một xác chết trong bồn tắm trong căn phòng hãng truyền hình thuê cho họ. Bước xuống tiền sảnh, họ thấy cảnh sát (hay người đóng giả cảnh sát?) đã chờ sẵn, còng tay họ. Một người khác bị nhân viên an ninh sân bay buộc phải nằm trên băng chuyền hành lý chạy qua máy soi X-quang. Tất cả được các camera bí mật ghi hình. Hóa ra, người làm chương trình nghĩ ra loại kịch bản lừa người chơi ngay từ đầu khi họ không nghĩ mình đang tham gia trò chơi.
Một vụ khác kết thúc bi thảm hơn. Cô gái Deleese Williams bị dị tật răng hô, hàm lệch, được một hãng truyền hình “thực” hứa hẹn lo chi phí giải phẫu thẩm mỹ với điều kiện cho họ quay và ghi hình người thân trong nhà chọc quê dị tật của mình. Cô đồng ý nhưng đến gần ngày quay chương trình, nhà sản xuất thấy ý tưởng này không hay nên bỏ. Cô Williams bàng hoàng còn cô em, người từng nói thẳng những suy nghĩ của mình về dị tật của chị gái, sau đó tự vẫn. Hàng loạt vụ xìcăngđan như thế đã làm cho phí bảo hiểm các chương trình Reality TV khỏi các vụ kiện tụng tăng vọt.
“Vui là chính” ở Việt Nam mới là học trò của thể loại truyền hình này. Người dân mình ít thích chuyện kiện tụng - bực mình vì bị quay lén nhưng cũng có người đồng ý cho phát hình sau khi được nghe giải thích. Nhưng một thể loại bị chê trách ở chính những nước khai sinh ra nó thì có nên tiếp tục không?
Giả thử doanh nghiệp - nhà quảng cáo, gián tiếp tài trợ cho loại chương trình này phát triển - tẩy chay nó vì ngại rằng tên tuổi của mình sẽ gán với một chương trình bị chê trách nhiều hơn khen ngợi thì không sớm thì muộn, Reality TV sẽ không có đất đứng ở nước ta.
(Theo "Truyền hình: Khi vui không là... chính!"-NGUYỄN VẠN PHÚ (Tuổi Trẻ Cuối tuần) )
Khách vi- Khách viếng thăm
Similar topics
» Truyền hình thực tế: Khi vui không là...chính!
» Thành công từ việc đổi mới hình thức thi môn Thiết bị sản xuất Chương trình truyền hình
» Kinh nghiệm phỏng ván trên truyền hình
» Kinh nghiệm phỏng vấn trên truyền hình
» Về việc thi môn Thiết bị sản xuất chương trình truyền hình
» Thành công từ việc đổi mới hình thức thi môn Thiết bị sản xuất Chương trình truyền hình
» Kinh nghiệm phỏng ván trên truyền hình
» Kinh nghiệm phỏng vấn trên truyền hình
» Về việc thi môn Thiết bị sản xuất chương trình truyền hình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết