Forum lớp TH28
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mắt Sáng, Lòng Trong, Bút Sắc

Go down

Mắt Sáng, Lòng Trong, Bút Sắc Empty Mắt Sáng, Lòng Trong, Bút Sắc

Bài gửi by Khách vi Mon Jun 01, 2009 4:27 pm


Mắt Sáng, Lòng Trong, Bút Sắc



Ngày mai các bạn sé ra trường để thật sự bước vào cuộc sống nghề báo. Lớp các bạn sẽ bổ sung vào đội ngũ những người làm báo thời kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, tranh thủ thời cơ vượt qua thách thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng XHCN của Tổ quốc thân yêu. Thật là một sự ra trường xung trận đầy ý nghĩa.
Mắt Sáng, Lòng Trong, Bút Sắc Buttlf


Người ta nói lớp trẻ bước vào đời thường có ba sự lựa chọn rất hệ trọng. Đó là chọn lý tưởng với những ước vọng cao đẹp vì đất nước, vì đồng bào, vì nhân loại mà dấn thân phụng sự; là sự lựa chọn nghề nghiệp để vào đời làm việc vì xã hội và vì bản thân; là sự lựa chọn nghề nghiệp để vào đời làm việc vì xã hội và vì bản thân; là sự lựa chọn người yêu để xây dựng tổ ấm hạnh phúc gia đình.

Nghe thế, có người nói "có nên coi việc lựa chọn lý tưởng là chuyện phải có của mọi người bình thường hay không ?". Họ không biết rằng nói như thế là hạ thấp con người với bản tính vươn tới sự hoàn thiện về chân-thiện-mỹ với các cách thể hiện khác nhau; và thực sự, khi họ nói như thế là họ cũng đang chọn lựa cho mình một "lý tưởng" đầy màu sắc thực dụng, chỉ biết hôm nay mà không biết ngày mai, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến đồng bào, đồng chí và đồng loại. Có bạn lại nói:"Làm sao chọn được nghề mình thích bây giờ ? Cốt sao kiếm được việc làm đủ sống". Thật sự trong xã hội hiện nay có tình trạng một số bạn phải làm những việc mà mình không thích và không được đào tạo. Đó là điều chúng ta không muốn, nhưng lại không thể vì thực tiễn cay nghiệt đó mà không thấy một băn khoăn day dứt của lớp trẻ trong việc chọn nghề. Còn chọn người yêu thì lớp các bạn có điều kiện, có kinh nghiệm hơn lớp chúng tôi - mà toàn bộ cuộc sống tuổi thanh xuân lao vào cuộc chiến đấu với chiếc ba lô trên vai, ai cũng muốn nhẹ gánh chút nào hay chút đó để vững bước trên con đường lớn. Nhưng cũng đừng tưởng trong khói lửa chiến tranh, chúng tôi không có những đêm trằn trọc, những ngày lội suối băng ngàn đến với người yêu…Hạnh phúc nhất của mỗi người là cả ba sự chọn lựa hệ trọng đó đều được đáp ứng, đều chính xác, cả ba điều "ước" đó quấn quýt với nhau làm một, hỗ trợ cho nhau; đó là những hoàn cảnh thuận buồm xuôi gió, mà tôi chúc các bạn đều có được hoàn cảnh đó, đều thành đạt, đều cầu được ước thấy.

Không giống như bất cứ một nghề nào khác, trọng nghề báo của chúng ta nghề nghiệp luôn luôn gắn với lý tưởng. Làm nghề này thì thế tất là phải luyện ngòi bút, luyện cách cầm máy, cầm dụng cụ thu tiếng, thu hình, để tạo ra những tác phẩm báo chí xuất sắc. Nhưng mỗi bài báo, mỗi tấm ảnh, mỗi băng hình, mỗi cuốn phim đều chứa một thái độ, một ý tưởng, một ước vọng của người cầm bút, cầm máy. Một bài báo hay, một bức ảnh đẹp không chỉ có công phu miêu tả, công phu chọn nắng, chọn mây mà còn là ở chỗ nó nói lên điều gì trong tầm sâu tư tưởng của người làm nghề và điều đó làm rung động trái tim ai, thuyết phục ai. Mặt khác, cách miêu tả, cách chọn cảnh, chọn thời gian bấm máy…phải đạt đến mức nào mới có thể nói lên rõ ràng, sâu sắc ý tưởng, tình cảm của người viết, người bấm máy. Cái câu "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" khuyên mọi người hết lòng luyện nghề, đối với chúng ta - những người làm báo - lại phải thấy thêm "ai tôn vinh mình" để xác định "viết vì ai", "viết cho ai"? Cho nên người làm báo phải có lý tưởng rõ rảng và vững vàng, đó là sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh của Tổ quốc. Đồng thời phải làm nghề cho giỏi, vì có làm nghề giỏi mới có những tác phẩm báo chí xuất sắc, hấp dẫn để phụng sự lý tưởng có hiệu quả cao qua việc tác động vào hàng triệu khán giả, độc giả. Đối với nghề này, không thể chỉ nói một chiều: đã làm nghề thì chỉ có rèn nghề. Phải rèn luyện tư tưởng, tình cảm và nghề nghiệp. Đó là kinh nghiệm của chúng tôi, mong các bạn trẻ nên ghi nhận và thử nghiệm. ( còn tiếp )


Được sửa bởi hailoc12 ngày Mon Jun 01, 2009 4:39 pm; sửa lần 6.

Khách vi
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Mắt Sáng, Lòng Trong, Bút Sắc Empty Mắt Sáng, Lòng Trong, Bút Sắc

Bài gửi by Khách vi Mon Jun 01, 2009 4:28 pm

Đối với nghề báo, tấm lòng người làm nghề là rất quan trọng. Nghề nào thì cũng phải có tấm lòng gửi trong tác phẩm, công trình. Thử nhìn một bức tranh mà xem, không chỉ có những mảng màu mà chính mảng màu đó thể hiện một tư tưởng, một tấm lòng…, một tác phẩm báo chí càng phải thế. Nhưng có khác chăng là người làm báo phải xử lý các tình huống thông tin cập nhật. Tấm lòng, trước hết là sự trung thực và lòng nhân ái, phải có ngay trong lúc xử lý thông tin. Ủng hộ hoặc phê phán, nói phải hoặc nói trái - dù có vội vàng phải đáp ứng tính thời sự - thì cũng nên hiểu bao trùm lên tất cả là tấm lòng. Anh chê người ta nhưng có tấm lòng thẳng thắn, nhân hậu, thì người bị chê đọc bài của anh cũng thấm thía và tự răn mình, cho dù có bị xử phạt cũng không ân hận. Anh khen người ta, mà có tấm lòng trung thực và nhân ái thì sẽ làm cho ngòi bút khỏi mắc chuyện bất công "nâng người này để dìm người khác", hoặc khen ngợi đến tâng bốc, nịnh bợ. Rèn cái tài đã khó, giữ cho cái tâm không gợn bẩn, luôn trong sáng, trung thực thẳng thắn theo tôi còn khó hơn. Nhất là trong cơ chế thị trường, đồng tiền và cái "danh hão" đang có sức cám dỗ rất lớn.

Cái nghề báo mà các anh các chị theo đuổi là cái nghề phải xông pha vào nơi khó khăn, gian khổ đấy. Cái nghề này không phải là cái nghề ngồi một chỗ để "vẽ trời thêm mây", "vẽ rồng thêm chân" đâu. Theo tôi, không có bài báo hay nào sinh ra từ sự nhàn nhã, ấp áp; nếu có ai viết rất nhanh, viết rất nhàn là vì trước khi viết họ đã rất vất vả tìm hiểu cuộc sống và suy nghĩ. Không có nhà báo nổi tiếng, được bạn đọc tin yêu nào mà không đổ mồ hôi, có khi cả máu; vì phải vất vả xương máu lắm mới có thể đưa những thông tin chân thật và hùng hồn tới bạn đọc. Người ta thường nói là nơi nhung lụa chỉ đẻ ra hình thức phù phiếm và âm mưu ngoắt ngoéo, còn nơi sương gió mới sinh ra ý tưởng sâu xa và bản lĩnh vững vàng. Tôi nghĩ là đối với nghề báo của chúng ta thì đúng là như thế. Cái nghề này, không xông trận không thể có chiến công.

Cuối cùng là vị trí nghề của ta. Nghề báo là nghề thông tin, điều tra, bình luận, phản ánh sự việc, dư luận và tạo ra dư luận. Thực sự là một thứ quyền lực được hình thành tự nhiên. Báo chí tạo ra quyền lực dư luận, cho nên một số người làm báo dễ hiểu lầm là: chính mình là quyền lực, có quyền ban phát để đòi công, có quyền tung ra để trả oán. Và khi đã giữ quyền lực thì bao giờ cũng phải đề phòng bệnh lạm quyền, dễ sinh ra tự cao tự đại, vỗ ngực xưng hùng, có thể làm cho người ta e sợ nhưng không làm cho người ta yêu thương và kính trọng. Có một số người trong đội ngũ của chúng ta đã mắc phải như thế, cho nên mới có câu "sợ báo hơn sợ hổ", nghĩa là họ liệt một số người viết báo đó vào hàng thú dữ trong rừng xanh. Chúng ta là người nắm giữ dư luận thì cũng phải biết dư luận không hay đó, để mà tránh, mà giữ mình.
Làm cái nghề này thì phải Mắt sáng, Lòng trong, Bút sắc thì mới nên nghề.
Mấy lời tâm sự cũng xin bộc bạch với các bạn mới vào nghề để cùng nhau suy nghĩ mà "giữ đạo nhà"

( Bài nói chuyện nhân ngày ra trường của khóa ĐH Báo chí thứ 11, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 18-6-1996)

Khách vi
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết